Vệ sinh, bảo quản đồ dùng gỗ

100% các gia đình Việt sở hữu ít nhất 2 món đồ bằng gỗ trong căn bếp nhà mình. Đầu tiên là thớt gỗ, thứ 2 là muỗng xào. Còn mấy đồ vật thứ 3, thứ 4, thứ n thì kể ra cũng nhiều lắm. Nhưng đến 99% đều đang được sử dụng, vệ sinh và bảo quản đồ dùng gỗ sai cách.

Vệ sinh và bảo quản đồ dùng gỗ
Vệ sinh và bảo quản đồ dùng gỗ

Những sai lầm khi sử dụng và bảo quản đồ dùng gỗ sai cách

Để mình thử liệt kê ra những cách dùng rất quen thuộc mà đa số chúng ta vẫn làm hàng ngày nhé.

  • Dùng mút chà rửa mạnh ⇒ Gây xước, mòn bề mặt đồ dùng gỗ.
  • Ngâm đồ dùng gỗ quá lâu trong bồn trước khi rửa ⇒ Dễ thấm ngược vi khuẩn, ám mùi thức ăn thừa, khó khử mùi.
  • Rửa đồ dùng gỗ với hoá chất tẩy rửa mạnh ⇒ Ăn mòn bề mặt gỗ, ngấm sâu hoá chất vào dụng cụ, gây hại cho sức khoẻ khi chế biến.
  • Bỏ đồ dùng bằng gỗ vào máy rửa bát ⇒ Mức nhiệt cao khi rửa của máy rửa bát dễ khiến đồ gỗ cong, vênh, nứt, mất độ bóng tự nhiên.

Vậy nên, chúng mình đã tìm hiểu những phương pháp tốt nhất mà ai cũng có thể thực hiện để giữ cho dụng cụ bằng gỗ trong bếp luôn sạch sẽ, bóng loáng và bền lâu ngay tại bài viết này.

Cách vệ sinh và bảo quản đồ dùng gỗ đúng cách

Tránh những cách làm sai với đồ dùng bằng gỗ

Tất nhiên là tránh các hoạt động SAI LẦM đã được liệt kê ở phía trên. Thay vì vậy, hãy làm theo những phương pháp sau đây:

Dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện

Dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện vệ sinh đồ dùng gỗ
Dùng sản phẩm tẩy rửa thân thiện vệ sinh đồ dùng gỗ

Thoải mái sử dụng nước rửa chén (loại lành tính) và nước để làm sạch đồ dùng bằng gỗ, tuy nhiên cần tránh xa các chất tẩy rửa mạnh để kéo dài tuổi thọ của các loại dụng cụ này.

Vì các hoá chất mạnh, thuốc tẩy hoặc chất tẩy rửa có tính ăn mòn. Hãy chọn giải pháp làm sạch nhẹ nhàng, tự nhiên để duy trì chất lượng của đồ gỗ.

Các lựa chọn tự nhiên để vệ sinh đồ dùng bếp bằng gỗ cho chất tẩy rửa mạnh:

  • Giấm + nước
  • Nước cốt chanh pha loãng
  • Baking Soda + chanh chà xát

Chọn dụng cụ vệ sinh đồ dùng gỗ phù hợp

Chọn các loại mút rửa chén mềm, không sắc để rửa dụng cụ. Ở các nước phương Tây, họ chuộng sử dụng các loại mút bọt biển, mút xốp. Ở Việt Nam, chúng ta có một lựa chọn tuyệt vời là xơ mướp hoặc miếng rửa chén quốc dân bằng lưới, siêu sạch, siêu mềm.

Rửa đồ dùng bằng gỗ ngay sau khi dùng

Dùng sản phẩm thân thiện vệ sinh, bảo quản đồ dùng gỗ
Dùng sản phẩm thân thiện vệ sinh, bảo quản đồ dùng gỗ

Thỉnh thoảng các loại thìa, muỗng hay bị dính cứng thức ăn khó chà rửa ngay, vậy nên ngâm vào nước là phương pháp nhanh chóng và đơn giản nhất để làm mềm và tẩy sạch nó. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ngâm vào nước quá lâu, hãy căn thời gian mà thức ăn mềm ra và tẩy được đi ngay rồi vệ sinh chúng luôn. Vì nếu ngâm quá lâu, dụng cụ bằng gỗ dễ bị hấp thụ nhiều mùi và chất bẩn còn thừa từ các loại thức ăn khác nhau

Không bỏ vào máy rửa bát

Không nên bỏ dụng cụ nấu ăn bằng gỗ vào máy rửa bát. Cách vệ sinh này đảm bảo là siêu sạch, nhưng lại khiến đồ dùng gỗ giảm tuổi thọ rất nhanh, vì nhiệt cao trong máy rửa bát làm mòn lớp phủ, dễ gây cong vênh, nứt. Đặc biệt, màu sắc của đồ dùng bằng gỗ sẽ nhanh chóng thay đổi chỉ sau 1-2 lần rửa.

Phương pháp bảo quản đồ dùng bằng gỗ mà nhiều gia đình chưa biết

Tra dầu khoáng thường xuyên cho dụng cụ nấu ăn bằng gỗ

Tra dầu khoáng để bảo quản đồ dùng gỗ
Tra dầu khoáng để bảo quản đồ dùng gỗ

Việc tra dầu thường xuyên giúp làm bóng bề mặt gỗ, ngăn chặn sự hấp thu mùi hôi khó chịu. Đặc biệt, nó giữ ẩm cho đồ gỗ, chống cong vênh, nứt nẻ vì bị khô sau quá trình tẩy rửa. Chỉ nên sử dụng dầu sáp ong hoặc dầu khoáng, không dùng dầu thực vật vì có thể bị ôi, phản tác dụng.

Ngoài ra, để ngăn đồ dùng bằng gỗ bị mốc, hãy luôn đảm bảo đồ dùng được khô hoàn toàn sau mỗi lần sử dụng, tránh ngâm nước trong thời gian quá dài và chọn bảo quản ở nơi thông thoáng.

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh và tra dầu khoáng cho đồ dùng bằng gỗ

Khử mùi hôi và diệt khuẩn cho dụng cụ nấu ăn bằng gỗ sau mỗi lần dùng:

  • Các đồ vật bằng gỗ có thể hấp thụ mùi từ thực phẩm có mùi mạnh như tỏi, thịt, cá… và có thể truyền qua thực phẩm khác khi chế biến. Để giảm mùi hôi, hãy làm bằng cách: Rắc baking soda lên bề mặt, cắt đôi một miếng chanh, chà xát trực tiếp miếng chanh trên dụng cụ với baking soda.
  • Làm sạch trực tiếp với giấm trắng và nước ấm: Giấm hoạt động như một chất khử trùng tự nhiên giúp loại bỏ vi khuẩn nhanh chóng. Do đó bạn có thể pha loãng giấm cùng nước ấm, sau đó ngâm dụng cụ bằng gỗ cần làm sạch trong khoảng 10-15 để làm sạch và loại bỏ mùi hôi. Sau đó chà nhẹ với bọt biển hoặc miếng rửa bát lưới.
Giấm, nước ấm, chanh, muối, baking soda... giúp vệ sinh đồ dùng bằng gỗ
Giấm, nước ấm, chanh, muối, baking soda… giúp vệ sinh đồ dùng bằng gỗ
  • Sau khi vệ sinh dụng cụ gỗ với nước rửa chén, bạn có thể chần nhanh đồ vật với nước nóng sôi để diệt khuẩn. Chỉ chần từ 30-60s nhằm diệt khuẩn, khử mùi, không để quá lâu vì nhiệt cao dễ làm nứt, cong vênh.

Tra dầu cho đồ dùng gỗ

Thời gian: Bạn nên thực hiện 1-2 tháng/lần

Chuẩn bị: Vệ sinh cơ bản trước dụng cụ nấu ăn bằng gỗ và để dụng cụ khô hoàn toàn ở nơi thông thoáng.

Bước 1: Chà sạch, làm phẳng bề mặt gỗ nếu dụng cụ có nhiều vết xước, bẩn và mùn gỗ.

Bước 2: Dùng khăn mỏng thấm dầu khoáng, bôi đều lên khắp bề mặt dọc theo hướng của thớ gỗ.

Bước 3: Để ở nơi thông thoáng và dựng đứng đồ vật để bề mặt gỗ tiếp xúc nhiều với không khí.

Sử dụng lại các dụng cụ bằng gỗ này sau một ngày tra dầu nhé.

Rất đơn giản luôn ấy ạ, và đảm bảo vừa kéo dài tuổi thọ cho các dụng cụ nấu ăn trong nhà, vừa đảm bảo vệ sinh, vừa trông sạch sẽ, dễ nhìn hơn rất nhiều nữa ấy.

Hy vọng những mẹo vặt trong bếp của chúng mình sẽ giúp ích các bạn thật nhiều trong hành trình căhm sóc gia đình nhỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Home